Mã giảm giá
Shopee
Lên đến 500K

Top 10 loại thuốc chữa đau vai gáy tốt nhất hiện nay

Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc giảm đau thần kinh…đều nằm trong top 10 loại thuốc chữa đau vai gáy tốt nhất hiện nay.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc chữa đau vai gáy đầu tiên mà Diễm Châu muốn chia sẻ đến bạn. Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị các loại bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và đau vai gáy nói riêng hiệu quả. Paracetamol có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức tại vị trí vai bị tổn thương nhanh chóng.

Thuốc được áp dụng trong các trường hợp đau vai gáy nhẹ, cơn đau đi kèm theo các triệu chứng khác như: sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định sử dụng Paracetamol, loại thuốc này không thích hợp đối với người:

  • Quá mẫn cảm với Paracetamol
  • Có tiền sử bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi, gan, thận

Trong thời gian uống thuốc, người bệnh không nên sử dụng chất kích thích, chất có cồn (bia, rượu, thuốc lá) cùng các loại thức uống độc hại khác nhằm tránh tình trạng Paracetamol gây độc lên gan.

thuoc-giam-dau-paracetamol
Paracetamol – Thuốc giảm đau vai gáy hiệu quả

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nếu sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol không mang lại kết quả như mong muốn, người bệnh có thể uống thuốc viêm không steroid (NSAID). Bởi loại thuốc này có khả năng giảm đau mạnh hơn và ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) nhanh hơn, tốt hơn, từ đó giảm đau, viêm hữu hiệu. Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy bao gồm:

  • Diclofenac 50mg
  • Meloxicam 7.5mg
  • Celecoxib 200 mg
  • Piroxicam 20mg

Bên cạnh những lợi ích mang lại thì thuốc chống viêm do ức chế COX nên NSAID có thể ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng). Không chỉ vậy, thuốc còn ngưng kết tiểu cầu gây chảy máu trong thời gian dài. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham vấn từ bác sĩ/dược sĩ.

Những trường hợp chống chỉ định với NSAID bao gồm:

  • Người đã và đang bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa
  • Người có tiền sử bị dị ứng
thuoc-chong-viem-khong-steroid-nsaid
Một số loại thuốc giảm đau không steroid được sử dụng phổ biến

Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc giảm đau thần kinh thường được sử dụng trong trường hợp cơn đau vai gáy do dây thần kinh bị chèn ép. Nếu người bệnh sử dụng đúng cách (đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ), loại thuốc này còn có khả năng chống tê mỏi, cứng cổ, tê bì bả vai và cách tay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh nên nhóm thuốc thần kinh có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn…Do đó, người bệnh không nên dùng thuốc trong quá trình làm việc, học tập hoặc điều khiển xe khi tham gia giao thông.

thuoc-giam-dau-than-kinh
Thuốc giảm đau thần kinh

Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

Phương thuốc này được áp dụng đối với người bị đau vai gáy do căng cơ, ngồi làm việc sai tư thế, chấn thương trong quá trình sinh hoạt hoặc lao động…Thuốc bôi giảm đau tại chỗ mang lại rất nhiều công dụng như: giảm đau nhanh chóng, ít gây ra tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho dạ dày và nội tạng.

Các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

  • Capsaicin gel: Loại thuốc này có chứa một hoạt chất được chiết xuất từ quả ớt có tên là Capsaicin. Hoạt chất này có khả năng làm thuyên giảm cơn đau, gây tê bằng cách ức chế canxi đi vào một số synap. Song thuốc có thể dẫn tới sưng đỏ, phồng to tại vùng vai gáy nếu người bệnh lạm dụng.
  • Voltaren emulgel: Loại thuốc giảm đau dạng gel này chứa hoạt chất chống viêm không steroid, xoa dịu cơn đau vùng vai cổ nhanh chóng.
  • Miếng dán Salonpas: Salonpas được dùng để khắc phục cơn đau vai gáy do chấn thương trong quá trình lao động, căng cơ do chơi thể thao….Salonpas chứa hoạt chất methyl salicylate 10% cũng như menthol 3% nên khi dán lên vị trí bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác mát lạnh, đau nhức thuyên giảm.

Thuốc bôi giảm đau tại chỗ được khuyến cáo áp dụng cho người lớn cũng như trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

thuoc-boi-giam-dau-tai-cho
Nhóm thuốc bôi hỗ trợ điều trị chứng đau vai gáy

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là một trong những cách chữa đau vai gáy mà Diễm Châu muốn gợi ý cho bạn. Thuốc giãn cơ mang lại 3 công dụng chính cho người bị đau vai gáy, cụ thể:

  • Thuyên giảm cơn đau vai gáy
  • Giảm co thắt cơ xương
  • Hỗ trợ xương khớp chắc khỏe và tăng khả năng vận động cho các cơ bị ảnh hưởng

Một số loại thuốc giãn cơ được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh đau mỏi vai gáy có thể kể đến như: Tolperisone 150mg, Eperisone 50mg. Song thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân:

  • Bị mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc (trẻ em và người bị nhược cơ)
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Ngoài ra, loại thuốc này còn mang lại nhiều tác dụng phụ như: chán ăn, chóng mặt, đau dạ dày, buồn nôn,…lâu ngày dẫn đến suy nhược cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc khi lựa chọn sử dụng.

thuoc-gian-co
Thuốc giãn cơ mang lại nhiều công dụng hữu ích

Thuốc giảm đau nhức gây nghiện

Nằm trong top 10 loại thuốc chữa đau vai gáy tốt nhất hiện nay không thể bỏ qua thuốc giảm đau nhức gây nghiện (opioids). Loại thuốc này có tác dụng tác động lên thụ thể opioid giúp xoa dịu cơn đau từ nhẹ đến nặng, giảm ho, chống tiêu chảy và giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, do tính chất gây nghiện cao nên loại thuốc này chỉ được sử dụng khi được sự cho phép của dược sĩ/bác sĩ.

Chưa hết, thuốc còn có nhiều tác dụng phụ khác như: táo bón, suy hô hấp, ngứa, hưng phấn, buồn ngủ….Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh nên tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích. Các thức uống này có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc.

Những trường hợp không được khuyến cáo sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện opioids bao gồm:

  • Người bị tăng áp suất nội sọ
  • Người có tiền sử dị ứng với opioids
  • Người nghiện rượu cấp
  • Người suy hô hấp và hen phế quản….
thuoc-giam-dau-nhuc-gay-nghien
Thuốc giảm đau nhức có thể gây nghiện

Vitamin nhóm B

Trong các nhóm vitamin thì vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của các dây thần kinh, nhất là dây thần kinh cổ, vai. Chính vì vậy, trong trường hợp đau vai gáy có gây áp lực lên rễ thần kinh, người bệnh có thể sử thuốc nhóm vitamin B có tác dụng hỗ trợ phục hồi các dây thần kinh đang chịu tổn thương.

Ngoài ra, nhóm vitamin B còn có khả năng thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, tăng tuần hoàn máu và giúp giảm co cứng cơ tại vùng cổ rất hiệu quả. Đó là lý do bên cạnh các loại thuốc có chức năng điều trị bệnh thì vitamin B được sử dụng giống như thuốc giảm đau  cải thiện dây thần kinh. Trên thực tế, các đơn vị y tế chất lượng thường sử dụng vitamin B12 liều cao, B1, B6, B12 .

Vẫn biết vitamin B mang lại rất nhiều lợi ích như phân tích ở trên, song người bệnh nên sử dụng một lượng vừa đủ, uống thuốc theo hướng dẫn của y, bác sĩ (thời gian, liều lượng, số lượng). Tránh trường hợp lạm dụng, uống thuốc không đúng cách sẽ dẫn đến những tác dụng phụ tác động tiêu cực đến sức khỏe.

vitamin-nhom-b
Các loại vitamin có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh

Bài thuốc từ cây trinh nữ

Bên cạnh thuốc Tây y thì điều trị đau vai gáy bằng thuốc Nam, cụ thể là cây trinh nữ (cây xấu hổ) cũng được nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi ưu tiên sử dụng. Bài thuốc từ cây trinh nữ có tính hàn giúp giảm đau, chống viêm, hạ áp và giảm căng thẳng các dây thần kinh.

Ngoài ra, một số tài liệu y khoa còn cho thấy cây trinh nữ có khả năng ức chế dây thần kinh trung ương, từ đó xoa dịu cơn đau vùng vai gáy, giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Hiện nay, có 3 cách chữa bệnh đau vai gáy bằng cây xấu hổ, người bệnh có thể tham khảo như sau:

Cách 1: Uống nước thuốc từ trinh nữ

  • Chọn khoảng 30g rễ trinh nữ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem ngâm với rượu
  • Khi thuốc có màu vàng, mang sắc với 400ml nước lấy 100ml
  • Uống thuốc sau bữa ăn chính là tốt nhất

Cách 2: Kết hợp xấu hổ với xả, xoăn leo và rễ ngưu tất nam

  • Chọn mỗi loại khoảng 20g
  • Tất cả sao vàng, đem sắc ký lấy 2 bát thuốc uống
  • Dùng mỗi ngày 1 thang

Cách 3: Ngâm rượu xấu hổ với các loại thảo dược khác

  • Chọn rễ xấu hổ, rễ cây gỏi cá, rễ bưởi bung, rễ chi chi, rễ cúc tần tượng…mỗi loại khoảng 20g
  • Đem tất cả thái mỏng, cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu vào ngâm
  • Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15ml. Người bệnh nên dùng rượu thuốc trước khi ăn
bai-thuoc-tu-cay-trinh-nu
Chữa đau vai gáy bằng cây trinh nữ được nhiều người lựa chọn

Bài thuốc từ gừng

Bài thuốc từ gừng không chỉ giảm đau, giảm viêm vùng vai gáy mà còn sử dụng hiệu quả trong các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra.

Cũng giống như bài thuốc từ cây trinh nữ, có 3 cách sử dụng gừng hỗ trợ chữa đau vai gáy như sau:

Cách 1: Ngâm rượu

  • Chuẩn bị 1kg gừng tươi và 2 lít rượu trắng
  • Rửa sạch gừng, sau đó giã nát rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu trắng
  • Uống mỗi ngày 1 ly nhỏ sau bữa ăn sẽ thấy triệu chứng đau, sưng biến mất sau một thời gian

Cách 2: Gừng kết hợp với hành

  • Chuẩn bị sẵn 20g gừng tươi, 15g hành tím và một ít bột mì
  • Giã nhuyễn gừng, hành và thêm bột mì, trộn đều lên
  • Tất cả cho vào chảo xào nóng, chờ cho nguội bớt lấy đắp vào vai gáy
  • Để gừng không bị rơi ra, bạn có thể dùng băng gạc y tế quấn cố định tại vị trí bị tổn thương. Thực hiện bài thuốc này 1 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả.

Cách 3: Kết hợp gừng và mật ong

  • Chuẩn bị 5 lát gừng thái mỏng và 2 thìa (cà phê) mật ong
  • Cho gừng vào ấm pha trà, sau đó đổ nước sôi vào và đậy nắp lại chừng 15 phút
  • Rốt trà gừng ra ly, cho 2 thìa mật ong vào quấy đều lên và thưởng thức
  • Uống 2 ly trà gừng mỗi ngày vừa giảm đau họng, vừa xoa dịu vùng vai gáy và chống lại phản ứng viêm
bai-thuoc-tu-gung
Bài thuốc chữa đau vai gáy tại gừng tại nhà

Bài thuốc từ vỏ cây lá đắng

Sử dụng vỏ cây lá đắng (hay còn gọi là ngũ gia bì chân chim) là bài thuốc Nam chữa đau vai gáy được nhiều người trong dân gian tin dùng. Trong vỏ cây này có chứa chất  saponin, tanin và các loại axit hữu cơ có khả năng giảm đau nhức vùng vai gáy, tăng sức mạnh cho vai.

Có 2 cách sử dụng vỏ cây lá đắng dễ thực hiện như sau:

Cách 1: Sử dụng cây lá đắng với nước

  • Chuẩn bị khoảng 20g vỏ cây lá đắng
  • Đun sôi 20g vỏ cây lá đắng này với 3 chén nước, (đun nhỏ lửa, cho đến khi nước cạn còn 1 chén)
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày

Cách 2: Kết hợp với các loại thảo dược khác

  • Chuẩn bị: bột vỏ cây lá đắng, bột mã tiền chế, cao hy thiêm, cao vỏ lá đắng (mỗi thứ một ít)
  • Trọn đều chúng vào với nhau, vo thành một viên hoàn
  • Uống mỗi ngày 80 viên, chia làm 2 lần uống
bai-thuoc-tu-vo-cay-la-dang
Bài thuốc Nam từ vỏ cây lá đắng

Trên đây là top 10 loại thuốc chữa đau vai gáy tốt nhất hiện nay mà Diễm Châu dành thời gian chia sẻ đến bạn. Nếu không may bị đau vai gáy, bạn có thể lựa chọn loại thuốc sử dụng phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của bản thân nhé!

Viết một bình luận