Mã giảm giá
Shopee
Lên đến 500K

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đĩa  đệm vốn có chức năng chịu lực do cột sống đè lên đồng thời tạo sự mềm dẻo, uyển chuyển cho cột sống. Tuy nhiên, chức năng quan trọng này của đĩa đệm bị đe dọa nếu bạn mắc phải thoát vị đĩa đệm.

Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh. Hãy cùng Diễm Châu USA khám phá nội dung này trong bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phần nhân nhầy giữa các đĩa đệm của cột sống bị trật ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh sống, tủy sống, đồng thời khiến dây thần kinh đứt, rách, gây nên các cơn đau nhức vùng lưng, hông, chân, tay…

Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở vùng cổ, đốt sống thắt lưng và trải qua các giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Đĩa đệm bị phình lên

Nhân đĩa đệm đã có sự biến dạng nhẹ, những cơn đau không liên tục và không rõ ràng nên thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các cơn đau lưng thông thường.

Giai đoạn 2: Đĩa đệm lồi ra

Lúc này, vòng xơ đã bị suy yếu nhưng vẫn chưa hoàn toàn hư hại. Nhân đĩa đệm vẫn ở trong bao xơ nhưng đã xuất hiện những ổ lồi khu trú. Người bệnh bắt đầu cảm thấy những cơn đau lưng cục bộ dữ dội do đĩa đệm đã chèn vào dây thần kinh xung quanh.

Phan-biet-dia-dem-binh-thuong-va-thoat-vi
Đĩa đệm bình thường và thoát vị đĩa đệm (Ảnh Mayo)

Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Bao xơ bị rách hoàn toàn. Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài và có xu hướng tách ra khỏi đĩa đệm nhưng vẫn dính thành từng khối. Người bệnh cảm giác rõ ràng những cơn đau đớn dữ dội, tê bì, chuột rút, khả năng vận động bị hạn chế đáng kể.

Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Khối thoát vị lớn lên, nhân nhầy thoát ra ngoài đĩa đệm và mất khả năng bám dính với nhau mà tách ra từng mảnh nhỏ. Bệnh nhân đau đớn nhiều, một số người bị teo chân, mất khả năng đi lại bình thường, không thể kiểm soát việc đại tiện, tiểu tiện.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm hình thành do những nguyên nhân chính sau đây:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, đĩa đệm bị hao mòn, thoái hóa dần dần và kém linh hoạt hơn, dễ bị rách hoặc vỡ.
  • Mang vác vật nặng quá sức: Cố gắng để mang vác các đồ dùng nặng khiến cơ lưng bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến thoát bị đĩa đệm.
  • Tai nạn: Một vài tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, té ngã tác động mạnh đến vùng lưng, cột sống có thể trở thành tác nhân gây thoát vị đĩa đệm

Dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoái hóa và liệu đĩa đệm đó có đang đè lên dây thần kinh nào hay không. Một số biểu hiện bệnh thường gặp như sau:

Đau cánh tay, chân: Khi bị thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới, các bạn có thể cảm nhận rõ những cơn đau nhức ở mông, đùi, bắp chân, bàn chân. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở cổ, vùng vai và cánh tay của bạn sẽ bị đau nhức dữ dội. Các cơn đau có thể diễn ra đầu tiên ở cánh tay, chân khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển nhanh.

Tê bì, ngứa ngáy: Khu vực phần mềm phía ngoài vị trí xảy ra thoát vị đĩa đệm thường bị tê, ngứa râm ran do các dây thần kinh đã bị ảnh hưởng do đĩa đệm chèn ép.

Suy giảm thể lực: Các dây thần kinh chịu tác động bởi sự chèn ép của đĩa đệm gây ảnh hưởng đến hoạt động và sức mạnh của cơ bắp. Điều này khiến thể lực bị suy giảm nghiêm trọng, dễ té ngã, chấn thương, không thể nâng hoặc giữ đồ vật.

Dau-do-thoat-vi-dia-dem-gay-ra
Người bị thoát vị đĩa đệm phải sống chung với các cơn đau nhức cơ thể, tê bì, suy giảm thể lực

Một số vị trí thoát vị đĩa đệm thường gặp

Có 2 vị trí xảy ra thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất:

Thoát vị đĩa đệm lưng

Đây là dạng thoát vị đĩa đệm có tỉ lệ mắc cao nhất. Người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, người làm văn phòng ít vận động có khả năng mắc bệnh cao nhất.

Thoát vị đĩa đệm lưng gây đau nhức vùng lưng và phần dưới cơ thể, co cứng thắt lưng, không thể ngồi hoặc di chuyển bình thường do các khớp lưng bị tổn thương, co cứng ngón chân và bàn chân. Kèm theo đó là sưng tấy, nóng đỏ vị trí thoát vị đĩa đệm. Trường hợp nặng, người bị thoát vị đĩa đệm lưng mất cảm giác vùng lưng, không thể cử động lưng, thậm chí bại liệt.

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Thường gặp ở người cao tuổi do sự thoái hóa tự nhiên của cột sống cổ. Thói quen sinh hoạt không khoa học, làm việc không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh lý này. Trong 7 đốt sống cổ được đánh dấu từ C1-C7 thì đĩa đệm cột sống C5 C6 là dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất.

Thoát vị đĩa đệm cổ thường có các triệu chứng: Đau cổ và vùng bả vai, cánh tay, sau gáy, tê bì tứ chi do đĩa đệm chèn vào dây thần kinh. Đồng thời, gặp khó khăn khi đưa tay lên cao hay vòng ra sau, cúi đầu, xoay cổ, giữ thăng bằng..

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp kể trên, một số trường hợp sau đây có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường:

Cân nặng: Khối lượng cơ thể lớn gây căng thẳng cho các đĩa đệm ở lưng dưới làm tăng rủi ro thoát vị đĩa đệm.

Nghề nghiệp: Những người làm công việc đòi hỏi sức lực, thường xuyên sử dụng cơ lưng, lặp đi lặp lại động tác nâng, kéo, đẩy, cúi người, vặn người có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao. Người làm nghề lái xe ít vận động và các rung động do xe chuyển động cũng có thể làm hỏng đĩa đệm và cấu trúc cột sống.

Nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem
Nghề lái xe có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao do ít vận động và phải chịu sự rung lắc khi xe di chuyển

Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, các bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Hút thuốc: Một số nghiên cứu cho rằng việc hút thuốc thường xuyên làm giảm lượng oxy cung cấp cho đĩa đệm và khiến nó bị lão hóa, hư hỏng nhanh hơn.

Lười vận động: Những người ít vận động trong thời gian dài có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý không thể xem thường do bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và sự suy giảm khả năng đi lại, làm việc.

Biến chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp

Đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép toàn bộ dây thần kinh vùng dưới eo, tủy sống gây suy nhược vĩnh viễn và làm mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang, rối loạn chức năng tình dục. Lúc này, chỉ có phẫu thuật mới có thể tìm lại sự kiểm soát bàng quang, ruột và chức năng tình dục chủ động.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Hãy liên hệ bác sĩ ngay trong các trường hợp:

  • Các cơn đau nhức, nóng rát, sưng tấy ở vùng lưng, hông kèm theo sự rối loạn chức năng bàng quang, ruột.
  • Sức khỏe suy giảm nhanh, không thể thực hiện được các công việc, hoạt động như bình thường.
  • Tê bì quanh đùi trong, mặt sau của chân và trực tràng.

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Để đánh giá sức khỏe và chẩn đoán 1 người liệu có đang bị thoát vị đĩa đệm hay không, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe.

Các kiểm tra cần phải thực hiện:

  • Kiểm tra khả năng phản xạ thông thường và nhanh
  • Kiểm tra các vùng mềm ở phía sau
  • Đánh giá sức mạnh cơ bắp
  • Phạm vi và mức độ của chuyển động
  • Khả năng đi bộ bình thường và nhanh
  • Mức độ nhạy cảm với cảm ứng

Chụp X-Quang không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Việc này giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.

Hinh-anh-thoat-vi-dia-dem
Chụp X-quang giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chính xác

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xác định chính xác khả năng mắc thoát vị đĩa đệm của bạn thông qua các  loại hình ảnh sau:

Hình ảnh MRI hoặc CT: Những hình ảnh này có thể xác định chính xác vị trí của đĩa đệm bị thoát và các dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi đĩa đệm thoát vị.

Hình đĩa: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc chuyên dụng vào tâm mềm của một hoặc nhiều đĩa để xác định được các vết nứt trên các đĩa.

Chụp tủy đồ: Bác sĩ tiêm thuốc cản quang vào dịch tủy sống sau đó chụp X-quang. Hình ảnh chụp X- quang thu được cho thấy đĩa đệm thoát vị có gây áp lực nào lên tủy sống và dây thần kinh hay không.

Kiểm tra thần kinh

Thông qua điện sắc đồ và dẫn truyền xung thần kinh đo lường mức độ di chuyển của các xung điện dọc theo mô thần kinh, bác sĩ sẽ đánh giá được vị trí và mức độ tổn thương dây thần kinh.

Đo xung thần kinh: Các điện cực đặt trên da sẽ đo xung thần kinh điện, hoạt động bên trong cơ và dây thần kinh.

EMG: Bác sĩ chèn một điện cực kim qua da vào các cơ để thực hiện đánh giá hoạt động điện của cơ bắp trong trạng thái bình thường, nghỉ ngơi.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngay khi phát hiện mình bị thoát vị đĩa đệm, các bạn cần nhanh chóng bắt tay vào quá trình điều trị bằng 1 trong các giải pháp sau đây thông qua sự tư vấn của bác sĩ:

Điều trị bằng thuốc

Giảm đau: Thuốc giảm đau được sử dụng khi người bệnh có các cơn đau nhẹ và trung bình. Một số loại thuốc phổ biến gồm: acetaminophen, ibuprofen, naproxen sodium…

Tiêm cortisone: Nếu các loại thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiêm cortisone vào khu vực quanh dây thần kinh cột sống.

Thuốc giãn cơ: Nếu bị co thắt cơ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ. Các loại thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt.

Thuốc Opioid: Trường hợp bệnh nặng, cơn đau không thuyên giảm, các bác sĩ có thể tính toán đến trường hợp sử dụng Opioid để tạm thời kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, người dùng thuốc này có thể buồn nôn, ngủ nhiều, lú lẫn khi sử dụng thuốc này.

Dieu-tri-thoat-vi-dia-dem
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc giảm đau và điều trị thoát vị đĩa đệm

Điều trị bằng phẫu thuật

Nếu các phương pháp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật  để loại bỏ phần nhô ra của đĩa đệm. Đinh cố định sẽ được đưa vào cơ thể để tạo sự ổn định cho cột sống trong khi chờ xương hợp nhất. Một số trường hợp, người bị thoát vị đĩa đệm phải cấy ghép đĩa đệm nhân tạo thay thế cho đĩa đệm đã bị hư hại do thoái hóa.

Vật lý trị liệu

Các bác sĩ chuyên môn vật lý trị liệu có thể thực hiện các phương pháp vật lý để giảm đau. Tùy vào vị trí thoát vị đĩa đệm và tình trạng bệnh mà các bài tập được thiết kế khác nhau.

Một số lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm

Nếu bị thoát vị đĩa đệm, các bạn nên cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau:

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe. Khi bị thoát vị đĩa đệm, các bạn nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm sau để giảm các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra:

  • Protein từ thực vật: Có trong đậu lăng, hạt chia, các loại đậu…
  • Rau xanh
  • Cá hồi
  • Sữa tươi
  • Sữa chua
  • Nghệ
  • Gừng
  • Quế
  • Hương thảo
  • Ngũ cốc
  • Chuối
  • Hạt óc chó

Thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?

Khi đã bị thoát vị đĩa đệm, các bạn vẫn nên tập thể dục để cải thiện các cơn đau. Những bài tập thể dục nhịp chậm như thái cực quyền, đi bộ thư giãn, yoga là lựa chọn vận động phù hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đi bơi. Dưới tác động của nước, các nhóm cơ, xương được xoa dịu, thư giãn, mang đến cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn.

Người bị thoát vị đĩa đệm tuyệt đối tránh các bộ môn thể thao và bài tập nặng như Gym, bóng chuyền, bóng đá… Khi chơi thể thao, cần kiểm soát hoạt động, tránh vặn xoắn cột sống, bật nhảy lên cao, cúi người gấp đồng thời khởi động thật kỹ trước khi vận động.

Tap-the-duc-giup-cai-thien-thoat-vi-dia-dem
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh

Tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Bệnh có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào nếu không có phương pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe khoa học.

Đến với Diễm Châu Pharmacy, các bạn sẽ được các chuyên viên tư vấn các giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu, hướng dẫn cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Đây cũng là nơi phân phối các loại thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị thoát vị đĩa đệm chất lượng cho người Việt tại Mỹ.

Ghé thăm các chi nhánh của Diễm Châu USA Pharmacy hoặc truy cập vào trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin sức khỏe uy tín và nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng sớm nhất.

Website: https://diemchau.net/ – Trang thông tin Sức Khoẻ & Sắc Đẹp hữu ích

Hotline tư vấn: 215 755 5100

Liên hệ hotline 215 755 5100 hoặc nhắn tin qua https://m.me/diemchauusa để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn.

Các nhân viên của Diễm Châu Pharmacy luôn chào đón và sẵn sàng hỗ trợ bạn chăm sóc và phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, có được sức khỏe tốt để lao động và tận hưởng cuộc sống.

Hệ thống các cửa tiệm của Diễm Châu USA Pharmacy:

📍 Diễm Châu 1

  • 644 Washington Ave, Philadelphia, PA 19147
  • Phone: 215-452-8720 (Van Huynh)

📍 Diễm Châu 2

  • 5520 Whitaker Ave, Philadelphia, PA 19124
  • Phone: 215-452-8710 (Jennifer Do)

📍 Diễm Châu 3

  • 5115 Rt 38 West, Unit P, Pennsauken NJ 08109
  • Phone: 856-500-9350 (Nhu Nguyen)

Sản phẩm Thực phẩm chức năng Arthris-8 tại Diễm Châu Pharmacy

Arthris-8-giup-cai-thien-thoat-vi-dia-dem

Với các thành phần đặc hiệu trong hỗ trợ xương khớp như: Collagen type II, Glucosamine, Chondroitin Sulfate Complex, MSM, Vitamin C, Turmeric Curcumin, Bromelain, CMO… Arthris-8 là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề đau nhức xương khớp như: Hỗ trợ giảm viêm, sưng, chứng tê cứng và thoái hóa khớp xương; Bồi bổ, tái tạo sụn, bổ sung chất nhờn cho khớp xương; Cải thiện chức năng hoạt động của khớp, dây chằng nối giữa các khớp và cơ bắp, giúp di chuyển dễ dàng…

Arthris-8 với công thức kết hợp nhiều dưỡng chất mạnh, hiệu quả được công nhận bởi hàng chục ngàn Khách hàng khắp 50 tiểu bang Mỹ và ngoài nước.

Không gây phản ứng phụ, cắt dứt cơn đau, giúp mang lại chất lượng cuộc sống là mục tiêu của Arthris-8.

Sản phẩm không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh. Vui lòng tham khảo tư vấn của Bác sĩ/ Dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Liên hệ hotline 215 755 5100 hoặc nhắn tin qua https://m.me/diemchauusa để được tư vấn miễn phí bởi Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn.